BỆNH LÉ (LÁC) MẮT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

BỆNH LÉ (LÁC) MẮT: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
<18/02/2025 03:38 PM 145 Lượt xem

 

Mắt có 6 cơ vận nhãn: 4 cơ trực và 2 cơ chéo bám xung quanh nhãn cầu giúp mắt chuyển động các hướng khác nhau. Lé xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn do cơ hay thần kinh chi phối cho cơ gây ra. Lé có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

 

1. Bệnh lé (lác) mắt là gì?

là tình trạng 2 mắt nhìn không cân bằng, tầm nhìn theo các hướng khác nhau hay là tình trạng hai mắt không thẳng hàng ở tư thế nhìn thẳng về phía trước (một mắt lệch so với mắt còn lại)

 

2. Phân loại:

  • Lác cơ năng (lác đồng hành): Thường gặp ở đối tượng là trẻ em, đặc trưng bởi tình trạng mắt lác luôn di chuyển cùng hướng với mắt chính thị.
  • Lác liệt (lác bất đồng hành): Thường gặp ở đối tượng là người lớn, đặc trưng bởi tình trạng cơ vận nhãn cầu bị liệt gây hạn chế vận động của nhãn cầu.

 

3. Nguyên nhân:

Bệnh lé xuất hiện khi 6 cơ vận nhãn không phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau. Nguyên nhân có thể do:

  • Tiền sử gia đình
  • Liệt cơ vận nhãn bẩm sinh hoặc mắc phải
  • Các vấn đề ở não: Hội chứng Down, u não,…
  • Bất thường khi sinh: Sinh non, nhẹ cân,…
  • Mắc tật khúc xạ như cận thị hay viễn thị,… thường xảy ra ở độ tuổi đến trường.
  • Chấn thương vùng quanh mắt.
  • Bệnh lý ở mắt: Đục thủy tinh thể, sụp mí, sẹo giác mạc,...

 

4. Tác hại:

  • Nếu lé xảy ra ở trẻ em đang trong thời kỳ phát triển thị giác, có thể gây giảm hoặc mất thị lực ở mắt lé (nhược thị).
  • Mất khả năng nhận thức chiều sâu (thị giác 2 mắt) – Khiến khả năng canh khoảng cách kém giữa 2 vật hoặc dễ bước hụt chân cầu thang.
  • Giảm thị trường quan sát ở một mắt
  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý: Bệnh lé mắt gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh dần cảm thấy tự ti khi học tập, tham gia các hoạt động xã hội hoặc công việc cần tới giao tiếp

 

5. Triệu chứng bệnh lé mắt

  • Có thể dễ nhận biết khi người bệnh tự soi gương hoặc người xung quanh phát hiện thấy mắt bị lệch. Đặc biệt đối với một số trường hợp lé ẩn thì cần phải khám chuyên khoa mới phát hiện được.
  • Thường xuyên bị mỏi mắt
  • Mắt lé thường nhìn mờ hơn mắt không bị lé
  • Đi lại hay bị vấp té, làm việc không chính xác;
  • Song thị (nhìn 2 hình) nếu lé xảy ra đột ngột ở những người có chức năng thị giác đã hoàn thiện.

 

6. Điều trị:

6.1 Mục tiêu điều trị

  • Ở trẻ em: bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt và ngăn ngừa nhược thị ở mắt lé
  • Ở người trưởng thành: chỉnh lé chỉ để phục vụ mục đích thẩm mĩ.

6.2 Phương pháp điều trị:

Tùy theo từng trường hợp lé, sẽ áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:

  • Đeo kính để giúp mắt nhìn chính thị: Dành cho các trường hợp bị lé do quy tụ điều tiết hoặc kèm tật khúc xạ.
  • Tập luyện: Tập quy tụ, tập nhìn hướng ngược chiều mắt bị lé để tập cho mắt lé có thể nhìn chính xác vào vật.
  • Che mắt: ở mắt khỏe hơn và tập nhìn mọi vật bằng mắt lé để cải thiện tình trạng nhược thị.
  • Tiêm thuốc Botulinum toxin: Áp dụng ở người lớn do liệt cơ vận nhãn trong thời gian chờ phẫu thuật. Phương pháp này giúp giải quyết tạm thời tình trạng song thị ở bệnh nhân.
  • Phẫu thuật: Ở trẻ phẫu thuật sớm giúp cải thiện cơ hội phục hồi và tăng cường thị lực ở 2 mắt. Ở người lớn, phẫu thuật giúp mang lại giá trị thẩm mỹ, làm mất hoặc giảm tình trạng song thị. 

 

 

Zalo
Hotline
Hotline