COLOBOMA NGUYÊN NHÂN BIỂU HIỆN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

COLOBOMA NGUYÊN NHÂN BIỂU HIỆN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
<10/03/2025 03:10 PM 90 Lượt xem

Coloboma là gì?

Thuật ngữ coloboma bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp được dùng để chỉ một phần bị cắt bỏ do cắt xén, mất hoặc cắt ngắn. Coloboma là khuyết tật bẩm sinh ở mắt có thể ảnh hưởng đến mống mắt, thể thủy tinh, màng mạch, võng mạc và dây thần kinh thị giác. Nó có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt.

Coloboma ảnh hưởng đến khoảng 1 trên mỗi 10.000 em bé sinh ra mỗi năm. Vì không phải tất cả đều gây ra triệu chứng rõ rệt, nên con số này có thể cao hơn. Nhiều trường hợp mắc bệnh không được ghi nhận do người bệnh không biểu hiện triệu chứng bên ngoài và vẫn thị lực bình thường.


Nguyên nhân

Các chuyên gia cho rằng một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mắt của thai nhi khi đang phát triển trong thai kỳ khiến đường nối khe nứt thị giác của em bé hình thành tại đáy nhãn cầu trong quá trình phát triển không đóng lại hoàn toàn sẽ gây ra bệnh coloboma. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào kích thước khe nứt bị hở.

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa một số gen của cha mẹ và khả năng con cái họ sẽ sinh ra bị coloboma, nhưng chưa có đủ bằng chứng để khẳng định chính xác gen nào chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ngay cả khi một (hoặc cả hai) cha mẹ có coloboma, điều đó không có nghĩa là con của bạn chắc chắn sẽ bị.

Một số yếu tố bên ngoài như việc uống rượu trong thai kỳ có thể làm tăng khả năng em bé của bạn phát triển coloboma.

 

Biểu hiện lâm sàng :

  • Coloboma tại mống mắt (Hội chứng mắt mèo) :Đặc điểm là một khe hở ở mống mắt bên dưới đồng tử, khiến cho đồng tử trông giống như mắt mèo là một trong những nguyên nhân gây suy giảm thị lực

  • Coloboma tại mí mắt:  do nếp gấp mí mắt khi thai được khoảng 7–8 tuần bị khiếm khuyết và không liên quan đến bất thường trong cấu trúc nhãn cầu.

  • Coloboma tại võng mạc: Thường do bệnh nhân bị khuyết màng bồ đào.

Hình ảnh chụp màu đáy mắt của một bệnh nhân mắc Coloboma võng mạc tại Phòng Khám mắt Khoa Hương

 

Coloboma được điều trị như thế nào?
Hiện tại, không có phương pháp điều trị để thay thế mô bị thiếu trong mắt trẻ.

Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị có thể cải thiện thị lực của trẻ, bao gồm:

  • Đeo kính gọng phù hợp

  • Đeo kính chỉnh hình giác mạc (Ortho-K)

  • Tập che mắt nhằm tránh nguy cơ dẫn được nhược thị

Một số người có coloboma mống mắt có thể phẫu thuật để thay đổi hình dạng của mắt bị ảnh hưởng.

 

Làm thế nào để ngăn ngừa coloboma?
Bạn không thể ngăn ngừa các tình trạng di truyền phát triển trong thai kỳ.  Tuy nhiên Coloboma có liên quan đến một số yếu tố môi trường trong quá trình mang thai, bao gồm:

  • Uống rượu.

  • Hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá.

  • Sử dụng ma túy giải trí.

 

Tôi có thể mong đợi gì nếu con tôi bị coloboma?
Mức độ ảnh hưởng của coloboma đối với cuộc sống của trẻ phụ thuộc vào vị trí của nó trong mắt. Nhiều người có coloboma không bao giờ gặp phải triệu chứng và có thể sống suốt đời mà không gặp biến chứng. Tuy nhiên thị lực của một số người khác lại có thể bị ảnh hưởng ngay từ khi sinh ra. Ngay cả khi coloboma làm suy giảm thị lực của trẻ, nó không gây tử vong và không thể lây lan.

 

Khi nào tôi nên gặp bác sĩ?
Hãy gặp bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong mắt hoặc thị lực của trẻ. Đi đến phòng cấp cứu nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau:

  • Mất thị lực đột ngột.

  • Đau mắt nghiêm trọng.

  • Nhìn thấy những tia sáng hoặc "vật thể bay" lạ trong mắt.

 

 

 

 

 

 

Zalo
Hotline
Hotline